Kinh tế Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Ba_Lan

Rạp Ba Lan ở Cuộc triển lãm năm 1937 ở ParisRạp Ba Lan ở Cuộc triển lãm thế giới năm 1939 ở New York City

Sau khi giành được độc lập, Ba Lan có nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng, ngoài sự tàn phá do Đệ nhất thế chiến, việc Đức cùng Nga bóc lội nền kinh tế Ba Lan và sự phá hoại bởi quân đội rút lui thì còn có vấn đề thống nhất kinh tế các khu vực từng thuộc về các nước khác nhau.[16] Trong biên giới nước có tàn dư của ba hệ thống kinh tế khác nhau có năm loại tiền tệ (Mác Đức, Rúp Nga, Krone Áo, Marka Ba Lan và Ostrubel Đức)[16] mà thiếu liên kết cơ sở hạ tầng, tình trạng tệ đến nỗi các trung tâm công nghiệp láng giềng và thành phố lớn không có đường sắt vì từng thuộc về các nước khác nhau; như ví dụ, không có đường sắt trực tiếp từ Warszawa đến Kraków cho đến năm 1934. Melchior Wańkowicz miêu tả tình trạng trong cuốn Sztafeta.

Thêm vào đó có sự hủy diệt lớn sau Đệ nhất thế chiến và Chiến tranh Nga-Ba lan, ngoài ra vùng phía đông (Ba Lan B) và phía tây (Ba Lan A) có bất bình đẳng kinh tế lớn, vùng phía tây và đặc biệt vùng từng thuộc về Đế quốc Đức phát triển và thịnh vượng hơn nhiều. Ải quan đóng cửa thường xuyên cùng chiến tranh quan thuế ảnh hưởng kinh tế Ba Lan một cách tiêu cực, năm 1924 Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Wladyslaw Grabski quy định đồng zloty làm quốc tế duy nhất cho Ba Lan (thay thế marka Ba Lan), đương thời ổn định. Đồng zloty giúp Ba Lan kiểm soát siêu lạm phát trầm trọng, khiến Ba Lan là nước châu Âu duy nhất có thể làm được mà không có vay nước ngoài hay viện trợ.[17] Suất tăng trưởng GDP trung bình là 5.24% từ năm 1920-1929 và 0.34% từ năm 1929-1938.[18]

GDP per capita

[18][19]

NămĐô la quốc tế
19221,382
19292,117
19301,994
19311,823
19321,658
19331,590
19341,593
19351,597
19361,626
19371,915
19382,182

Quan hệ thù nghịch với các nước láng giềng là vấn đề lớn của nền kinh tế Ba Lan chiến gian, năm 1937 ngoại thương chiếm chỉ 21%. Ngoại thương với Đức, là nước láng giềng quan trọng nhất của Ba Lan, chiếm 14.3% ngoại thương Ba Lan, với Liên Xô (0.8%) gần như không có, Tiệp Khắc thì 3.9%, Latvia 0.3% và Romania 0.8%. Đến giữa năm 1938, sau khi Áo sát nhập vào Đức, Đại Đức phụ trách 23% của ngoại thương Ba Lan.

MS BatoryMS Piłsudski của Ba Lan ở cảng biển Gdynia ngày 18 tháng 12 năm 1937

Cơ sở của việc phục hồi kinh tế của Ba Lan sau Đại khủng hoảng là các kế hoạch kinh tế đại chúng (xem Kế hoạch bốn năm) hoạch định xây dựng ba yếu tố cơ sở hạ tầng then chốt. Thứ nhất là cảng biển Gdynia, cho phép Ba Lan vượt qua Gdańsk (bị Đức thúc ép mạnh tấy chay xuất khẩu than Ba Lan), thứ hai là đường ray 50 kílômét từ Thượng Silesia đến Gdynia, gọi là Đường ray than Ba Lan, phục vụ tàu chở thang, thứ ba là khu công nghiệp trung ương tên là Centralny Okręg Przemysłowy; không may thì các công cuộc phát triển đình chỉ và bị quân Đức và Xô Viết phá hủy hầu hết đầu Đệ nhị thế chiến.[20] Các thành tích khác bao gồm Stalowa Wola (thành phố mới, xây trong rừng quanh nhà máy thép, Mościce (hiện tại là huyện của Tarnów, có nhà máy nitrat lớn) và việc thành lập ngân hàng trung ương, có nhiều hội chợ thương mại, phổ biến nhất là Cuộc triển lãm quốc tế Poznań, Hội chợ thương mại phương đông ở Lwów và Hội chợ thương mại phương bắc ở Wilno. Đài Ba Lan có 10 trạm (xem Trạm phát thanh ở Ba Lan chiến gian), trạm thứ 11 dự định mở mùa thu năm 1939, hơn nữa năm 1935 kỹ sư Ba Lan bắt đầu phát triển dịch vụ truyền hình và đầu năm 1939 chuyên gia của Đài Ba Lan chế tạo bốn bộ truyền hình. Phim đầu tiên chiếu bằng truyền hình Ba Lan thử nghiệm là Barbara Radziwiłłówna, đến năm 1940 thì dịch vụ truyền hình phổ biến dự định.[21]

Ba Lan chiến gian có vô số vấn đề xã hội, suất thất nghiệp cao, nghèo nàn phổ tại ở vùng nông thôn dẫn tới bất ổn xã hội như Cuộc bạo loạn Kraków năm 1923, Cuộc đình công nông dân Ba Lan năm 1937; có xung đột với dân tộc thiểu số như Cuộc bình định người Ukraina ở Đông Galicia (1930), quan hệ với nước láng giềng đôi khi phức tạp (Liên xô đột kích Stolpce, Xung đột biên giới Ba Lan-Tiệp Khắc, Tối hậu thư Ba Lan đến Litva năm 1938). Cộng những việc này có thảm họa tự nhiên như Lũ lụt Ba Lan năm 1934.

Trung tâm công nghiệp quan trọng

Hội chợ thương mại phương đông ở Lwów năm 1936Gdynia, cảng biển Ba Lan hiện đại thành lập năm 1926

Trong thời kỳ chiến gian, Ba Lan không chính thức chia thành hai phần: "Ba Lan A" phát triển hơn ở phía tây và "Ba Lan B" kém phát triển; công nghiệp tập trung ở vùng phía tây, hầu hết ở Thượng Silesia và tỉnh Zagłębie Dąbrowskie tại Tiểu Ba Lan, nơi đa số mỏ than và nhà máy thép ở. Hơn nữa, các nhà máy công nghiệp nặng nằm ở Częstochowa (Huta Częstochowa, thành lập năm 1896), Ostrowiec Świętokrzyski (Huta Ostrowiec, thành lập năm 1837-1839), Stalowa Wola (thành phố công nghiệp mới, dựng từ đầu năm 1937-1938), Chrzanów (Fablok, thành lập năm 1919, Jaworzno, Trzebinia (nhà máy lọc dầu, khai mạc năm 1895), Łódź (thủ đô ngành dệt may), Poznań (H. Cegielski – Poznań), Kraków và Warszawa (Nhà máy Ursus), về phía đông ở Kresy thì trung tâm công nghiệp bao gồm hai thành phố của vùng, Lwów và Wilno (Elektrit).[22]

Ngoài khai thác than, Ba Lan còn có mỏ dầu ở Boryslaw, Drohobycz, JasloGorlice (xem Polmin), muối kali (TESP) và đá bazan (Janowa Dolina). Ngoài các khu công nghiệp đang có thì giữa thập niên 30 một công trình quốc gia tán trợ và đầy tham vọng tên là Khu vực công nghiệp trung ương tiến hành theo Bộ trưởng Eugeniusz Kwiatkowski. Một trong các đặc trưng của nền kinh tế Ba Lan là quá trình quốc hữu hóa từ từ các nhà máy chính như Nhà máy Ursus (xem Państwowe Zakłady Inżynieryjne) và nhiều xưởng thép như Huta Pokój ở Ruda Śląska, Nowy Bytom, Huta Królewska ở Chorzów, Królewska Huta, Huta Laura ở Siemianowice Śląskie và Scheibler và Grohman Works ở Łódź.[22]

Vận tải

Công nghiệp và vận tải Ba Lan trước Đệ nhị thế chiến

Theo Niên giám thống kê Ba Lan năm 1939, độ dài đường sắt tổng cộng (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1937) là 20,118 km (12,501 dặm), mật độ đường sắt là 5.2 km (3.2 dặm) mỗi 100 km2 (39 dặm vuông). Đường sắt nhiều hơn ở phần phía tây của nước, trong khi ở phần phía đông,đặc biệt Polesia thì không có ở vài huyện. Trong thời kỳ chiến gian, chính phủ đặt vài tuyến đường, chủ yếu ở phần trung tâm của nước (xem Đường sắt quốc gia Ba Lan mùa hè năm 1939), nhưng việc xây dựng Trạm xe lửa Warszawa Glównna không bao giờ hoàn thành bởi Đệ nhị thế chiến; xe lửa Ba Lan nổi tiếng vì đúng giờ (xem Luxtorpeda, Strzała Bałtyku, Latający Wilnianin).

Trong thời kỳ chiến gian, mạng lưới cầu đường Ba Lan rất rậm rạp, nhưng chất lượng thường kém: chỉ 7% số đường lát và có thể được xe cộ dùng, không thành phố lớn nào kết nối với nhau bằng quốc lộ chất lượng cao. Ba Lan đặt chỉ một quốc lộ 28 km nối Warlubie và Osiek (trung bắc Ba Lan) năm 1939 do kỹ sư Ý Piero Puricelli thiết kế.

CWS T-1 Torpedo là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên chế tạo ở Ba Lan.

Giữa thập niên 30, Ba Lan có 340,000 km (211,266 dặm) đường, nhưng chỉ 58,000 có mặt đường cứng (sỏi, đá cuội hay đá Bỉ) và chỉ 2,500 thì hiện đại, có mặt đường bằng nhựa hay bê tông. Ở các phần khác nhau của nước có đường lát dừng đột ngột mà thành đường đất,[23] tình trạng kém của đường xá bởi sự thống trị nước ngoài cùng thiếu kinh phí. Ngày 29 tháng 1 năm 1931, Quốc hội thành lập Quỹ đường xá quốc gia có mục đích thu tiền để xây dựng và bảo tồn cầu đường. Chính phủ hoạch định kế hoạch 10 năm có các ưu tiên cầu đường sau đây: quốc lộ từ Wilno, qua Warszawa và Kraków, đến Zakopane (tên là Quốc lộ Marshal Pilsudski), quốc lộ nhựa đường từ Warszawa đến Poznań và Łódź cùng đường vành đai Warszawa. Tuy nhiên, ngân sách quốc gia không đủ tiền để chi trả cho kế hoạch quá tham vọng, tháng 1 năm 1938 Đại hội đường xá Ba Lan ước tính rằng Ba Lan cần phải chi gấp ba lần cho đường xá để bắt kịp Tây Âu.

Năm 1939, trước khi chiến tranh bùng phát, LOT Polish Airlines, thành lập năm 1929, có trung tâm ở Sân bay Frédéric Chopin Warszawa, bấy giờ hãng hàng không cung cấp và dịch vụ quốc tế lẫn nội địa. Warszawa có chuyến kết nối thường xuyên đến Gdynia-Rumia, Danzig-Langfuhr, Katowice-Muchowiec, Kraków-Rakowice-Czyżyny, Lwów-Sknilów, Poznań-ŁawicaWilno-Porubanek. Hơn nữa, bằng cách hợp tác với Air France, LARES, Lufthansa và Malert mà các chuyến bay quốc tế đến Athens, Beirut, Berlin, Bucharest, Budapest, Helsinki, Kaunas, London, Paris, Praha, Riga, Rome, Tallinn và Zagreb có thể duy trì.[24]

Nông nghiệp

Ciągówka Ursus là máy kéo nông trai Ba Lan đầu tiên, sản xuất từ 1922–1927 ở Nhà máy Ursus.

Về mặt thống kê, đa số công dân sống ở nông thôn (75% năm 1921), nông dân chiếm đến 65% dân số; năm 1929, sản xuất nông nghiệp là 65% của GDP Ba Lan.[25] Sau 123 năm chia cắt, các khu vực của nước phát triển rất bất quân, cựu đất đai của Đức phát triển nhất. Ở Đại Ba Lan và Pomerelia, thu hoạch vụ ngang mức Tây Âu,[26] tình trạng tệ hơn rất nhiều ở phần của Ba Lan thuộc Nga, Kresy và cựu Galicia, nơi mà nông nghiệp lạc hậu và thô sơ nhất, có số lượng nông trại nhỏ lớn không thể thành công trong thị trường nội địa hoặc quốc tế. Một vấn đề khác là dân ở nông thôn quá đông, dẫn tới thất nghiệp, tình trạng sinh hoạt ở vài khu phí đông như các huyện có người Hutsul cơ cực đến nỗi có đói kém thường xuyên.[27] Nông dân nổi loạn chống chính phủ (xem Cuộc đình công nông dân Ba Lan năm 1937), nhưng tình trạng bắt đầu thay đổi cuối thập niên 30 do việc xây dựng nhiều nhà máy ở Khu vực công nghiệp trung ương cung cấp việc làm cho hàng ngàn dân nông thôn.

Ngoại thương Đức

Bắt đầu từ tháng 6 năm 1925 có chiến tranh quan thuế, Cộng hòa Weimar áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Ba Lan trong gần một thập kỷ, có thuế quan và nhiều hạn chế kinh tế, sau năm 1933 thì kết thúc. Hiệp định mới quy định và thúc đẩy thương mại. Đức trở thành cộng sự thương mại lớn nhất của Ba Lan, đứng sau Anh. Tháng 10 năm 1938, Đức cấp tín dụng 60,000,000 Rm cho Ba Lan (120,000,000 zloty hay 4,800,000 bảng Anh), nhưng không thực hiện được bởi Đệ nhị thế chiến bùng phát, Đức sẽ cung cấp dụng cụ nhà máy và cơ khí mà lấy gỗ và sản phẩm nông nghiệp Ba Lan, việc thương mại này thêm vào việc mậu dịch Đức-Ba Lan đang có.[28][29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Ba_Lan http://bbs.keyhole.com/ubb/ubbthreads.php?ubb=down... http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://tvp.info/informacje/nauka/70-lat-telewizji-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://culture.pl/en/article/polish-tangos-the-uni... http://statlibr.stat.gov.pl/F/1NQPQD53XD384SAKG68P... http://statlibr.stat.gov.pl/F/1NQPQD53XD384SAKG68P...